Có nên sử dụng mạng Wi-Fi không có mật khẩu?
Lượt xem:
Câu trả lời là không nên. Báo cáo gần đây của Kaspersky đã chỉ ra rằng, 25% mạng lưới Wi-Fi trên toàn thế giới không có mã hóa hay mật khẩu bảo vệ. Chúng truyền tải dữ liệu hoàn toàn mở và có thể bị lợi dụng, người dùng cần cẩn trọng.
Sau khi phân tích thông tin tại hơn 31 triệu điểm phát Wi-Fi trên toàn thế giới, hãng bảo mật Kaspersky Lab nhận thấy ¼ (25%) điểm phát không an toàn và nguy hiểm đối với dữ liệu cá nhân người dùng.
Điều này có nghĩa rằng mọi lưu lượng được chuyển tải từ những mạng này, bao gồm tin nhắn, mật khẩu, văn bản,… đều có thể bị những kẻ xấu lợi dụng.
Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, 3% điểm phát sử dụng chuẩn WEP để mã hóa dữ liệu. Giao thức không đáng tin cậy này dễ dàng bị bẻ khóa chỉ trong vài phút bằng cách sử dụng công cụ miễn phí trên Internet.
Gần ¾ điểm phát Wi-Fi còn lại sử dụng hình thức mã hóa chắc chắn hơn dựa trên giao thức WPA. Nỗ lực để hack những mạng này tùy thuộc vào cài đặt bao gồm độ mạnh của mật khẩu.
Ví dụ, nếu mật khẩu yếu hoặc dễ đoán được (ví dụ như mật khẩu trong quán café thường hay đặt một dãy số liên tiếp hay một dãy số lặp) thì tội phạm sẽ dễ dàng giải mã và bất kì thông tin nào được chuyển tải trên mạng này cũng đều không còn an toàn.
Điều đáng lưu ý là top 20 quốc gia có tỷ lệ điểm phát Wi-Fi không mã hóa cao nhất bao gồm những điểm đến du lịch nổi tiếng như Thái Lan, Pháp, Israel, Hoa Kỳ…
Khách du lịch là những người dễ bị tổn hại nhất vì mạng Wi-Fi gần họ nhất thường là cách duy nhất để họ giữ kết nối. Đồng thời, một nghiên cứu khác cũng cho thấy chỉ 57% người dùng Internet lo ngại về việc dữ liệu của mình sẽ bị tổn hại khi sử dụng mạng Wi-Fi.
Denis Legezo, Chuyên gia chống virus, Kaspersky Lab lý giải: “Chúng tôi khuyên tất cả người dùng hãy luôn cảnh giác khi kết nối Wi-Fi. Không sử dụng mạng không có mật khẩu và không sử dụng mạng công cộng cho những việc có mức độ quan trọng cao như giao dịch ngân hàng trực tuyến hay mua sắm, đăng nhập vào trang web hay chuyển tải những thông tin nhạy cảm.
Nếu những thông tin này bị bên thứ ba chặn lại thì sẽ dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính. Và lẽ dĩ nhiên, chúng tôi khuyến nghị sử dụng nhiều biện pháp để bảo vệ thông tin, chẳng hạn như công nghệ VPN”.
Điều này có nghĩa rằng mọi lưu lượng được chuyển tải từ những mạng này, bao gồm tin nhắn, mật khẩu, văn bản,… đều có thể bị những kẻ xấu lợi dụng.
Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, 3% điểm phát sử dụng chuẩn WEP để mã hóa dữ liệu. Giao thức không đáng tin cậy này dễ dàng bị bẻ khóa chỉ trong vài phút bằng cách sử dụng công cụ miễn phí trên Internet.
Gần ¾ điểm phát Wi-Fi còn lại sử dụng hình thức mã hóa chắc chắn hơn dựa trên giao thức WPA. Nỗ lực để hack những mạng này tùy thuộc vào cài đặt bao gồm độ mạnh của mật khẩu.
Ví dụ, nếu mật khẩu yếu hoặc dễ đoán được (ví dụ như mật khẩu trong quán café thường hay đặt một dãy số liên tiếp hay một dãy số lặp) thì tội phạm sẽ dễ dàng giải mã và bất kì thông tin nào được chuyển tải trên mạng này cũng đều không còn an toàn.
Điều đáng lưu ý là top 20 quốc gia có tỷ lệ điểm phát Wi-Fi không mã hóa cao nhất bao gồm những điểm đến du lịch nổi tiếng như Thái Lan, Pháp, Israel, Hoa Kỳ…
Khách du lịch là những người dễ bị tổn hại nhất vì mạng Wi-Fi gần họ nhất thường là cách duy nhất để họ giữ kết nối. Đồng thời, một nghiên cứu khác cũng cho thấy chỉ 57% người dùng Internet lo ngại về việc dữ liệu của mình sẽ bị tổn hại khi sử dụng mạng Wi-Fi.
Denis Legezo, Chuyên gia chống virus, Kaspersky Lab lý giải: “Chúng tôi khuyên tất cả người dùng hãy luôn cảnh giác khi kết nối Wi-Fi. Không sử dụng mạng không có mật khẩu và không sử dụng mạng công cộng cho những việc có mức độ quan trọng cao như giao dịch ngân hàng trực tuyến hay mua sắm, đăng nhập vào trang web hay chuyển tải những thông tin nhạy cảm.
Nếu những thông tin này bị bên thứ ba chặn lại thì sẽ dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính. Và lẽ dĩ nhiên, chúng tôi khuyến nghị sử dụng nhiều biện pháp để bảo vệ thông tin, chẳng hạn như công nghệ VPN”.
Theo Dân trí