Cuối tháng 01/2017: Công bố bộ đề thi thử nghiệm THPT quốc gia
Lượt xem:
Dự kiến cuối tháng 01/2017, Bộ GD&ĐT sẽ công bố 14 đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 để thí sinh và các nhà trường có thêm cơ sở tham khảo, vận dụng trong dạy học và ôn tập.
Ngày 27/12, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã thông tin đến báo chí công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia 2017 trước một số ít ý kiến băn khoăn về ngân hàng câu hỏi thi và sự đồng đều về mức độ khó dễ của đề thi.
Theo đó, đầu tháng 9/2016 Bộ GD&ĐT đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác đề thi và xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện công tác đề thi theo quy trình khoa học, chặt chẽ, gồm 9 bước từ tổ chức biên soạn câu hỏi thô, thử nghiệm chuẩn hóa đến lựa chọn các câu hỏi thi đưa vào phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi chính thức để đảm bảo mức độ tương đương giữa các đề thi.
Từ tháng 10/2016, Bộ gấp rút thực hiện bổ sung, chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đã có tại Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục bằng nhiều nguồn khác nhau, như huy động giáo viên tham gia biên soạn, biên tập câu hỏi thi, khai thác các câu hỏi thi phù hợp trong ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội.
Đã có 10 đợt biên soạn câu hỏi thô trên toàn quốc được tổ chức, huy động giáo viên THPT giỏi của tất cả 63 tỉnh, thành, các giảng viên ĐH có chuyên môn tốt, nắm vững chương trình THPT có nhiều kinh nghiệm về thi, kiểm tra, đánh giá tham gia.
Kết quả đã biên soạn được hơn 60.000 câu hỏi thô, cơ bản đáp ứng đúng quy trình xây dựng câu hỏi thi chuẩn hóa của lý thuyết khảo thí hiện đại. Số câu hỏi thô đã chuẩn bị hiện đạt gấp đôi so với dự kiến ban đầu.
Nguồn câu hỏi thô sau biên soạn được chuyển về Hà Nội để biên tập, thẩm định và thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa như: tổ chức thử nghiệm trên đối tượng học sinh đang học lớp 12 ở các loại hình, các vùng miền khác nhau trên toàn quốc; chỉnh sửa, hoàn thiện, cân bằng độ khó giữa các đề thi, đảm bảo giữa các đề thi có độ khó, độ tin cậy và độ giá trị tương đương nhau; tinh chỉnh nhập vào ngân hàng câu hỏi thi chính thức.
Đến nay, Bộ GD&ĐT đã triển khai được 7 đợt biên tập thẩm định theo tiến độ biên soạn; kết quả, khoảng 45.000 câu hỏi đã được biên tập; khoảng 80% số lượng câu hỏi thô của 10 đợt biên soạn đạt chất lượng có thể sử dụng cho biên tập tinh chỉnh xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa.
Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa đang được xây dựng và từng bước được hoàn thiện theo quy trình khoa học, chặt chẽ là cơ sở để ra đề thi trắc nghiệm với mức độ tương đương, đáp ứng yêu cầu tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
Ma trận đề thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã được xây dựng theo hướng tiếp tục thực hiện đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn; đảm bảo phân hoá kết quả thi để vừa đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng để xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
Căn cứ ma trận đề thi, Bộ xây dựng các đề minh họa, đề thử nghiệm làm cơ sở cho giáo viên và học sinh tham khảo trong dạy học và ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi.
Ngày 6/10, Bộ đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017.
Dự kiến cuối tháng 1/2017, Bộ GD&ĐT sẽ công bố 14 đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 để thí sinh và các nhà trường có thêm cơ sở tham khảo, vận dụng trong dạy học và ôn tập.
Cùng với đó, Bộ GD&ĐT đang tích cực triển khai xây dựng bộ đề thi thử nghiệm theo 5 bài thi.
Bộ đề thi theo bài thi này sẽ công bố rộng rãi ngay sau khi học sinh lớp 12 hoàn thành chương trình năm học 2016-2017 (dự kiến giữa tháng 5/2017), giúp các cơ sở giáo dục và thí sinh tập dượt, làm quen với định dạng đề thi và phương thức thi theo bài để tiếp tục ôn luyện, chuẩn bị tốt cả về kiến thức, tâm thế và kỹ năng để tham gia kỳ thi đạt kết quả cao.
Theo đó, đầu tháng 9/2016 Bộ GD&ĐT đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác đề thi và xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện công tác đề thi theo quy trình khoa học, chặt chẽ, gồm 9 bước từ tổ chức biên soạn câu hỏi thô, thử nghiệm chuẩn hóa đến lựa chọn các câu hỏi thi đưa vào phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi chính thức để đảm bảo mức độ tương đương giữa các đề thi.
Từ tháng 10/2016, Bộ gấp rút thực hiện bổ sung, chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đã có tại Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục bằng nhiều nguồn khác nhau, như huy động giáo viên tham gia biên soạn, biên tập câu hỏi thi, khai thác các câu hỏi thi phù hợp trong ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội.
Đã có 10 đợt biên soạn câu hỏi thô trên toàn quốc được tổ chức, huy động giáo viên THPT giỏi của tất cả 63 tỉnh, thành, các giảng viên ĐH có chuyên môn tốt, nắm vững chương trình THPT có nhiều kinh nghiệm về thi, kiểm tra, đánh giá tham gia.
Kết quả đã biên soạn được hơn 60.000 câu hỏi thô, cơ bản đáp ứng đúng quy trình xây dựng câu hỏi thi chuẩn hóa của lý thuyết khảo thí hiện đại. Số câu hỏi thô đã chuẩn bị hiện đạt gấp đôi so với dự kiến ban đầu.
Nguồn câu hỏi thô sau biên soạn được chuyển về Hà Nội để biên tập, thẩm định và thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa như: tổ chức thử nghiệm trên đối tượng học sinh đang học lớp 12 ở các loại hình, các vùng miền khác nhau trên toàn quốc; chỉnh sửa, hoàn thiện, cân bằng độ khó giữa các đề thi, đảm bảo giữa các đề thi có độ khó, độ tin cậy và độ giá trị tương đương nhau; tinh chỉnh nhập vào ngân hàng câu hỏi thi chính thức.
Đến nay, Bộ GD&ĐT đã triển khai được 7 đợt biên tập thẩm định theo tiến độ biên soạn; kết quả, khoảng 45.000 câu hỏi đã được biên tập; khoảng 80% số lượng câu hỏi thô của 10 đợt biên soạn đạt chất lượng có thể sử dụng cho biên tập tinh chỉnh xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa.
Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa đang được xây dựng và từng bước được hoàn thiện theo quy trình khoa học, chặt chẽ là cơ sở để ra đề thi trắc nghiệm với mức độ tương đương, đáp ứng yêu cầu tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
Ma trận đề thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã được xây dựng theo hướng tiếp tục thực hiện đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn; đảm bảo phân hoá kết quả thi để vừa đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng để xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
Căn cứ ma trận đề thi, Bộ xây dựng các đề minh họa, đề thử nghiệm làm cơ sở cho giáo viên và học sinh tham khảo trong dạy học và ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi.
Ngày 6/10, Bộ đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017.
Dự kiến cuối tháng 1/2017, Bộ GD&ĐT sẽ công bố 14 đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 để thí sinh và các nhà trường có thêm cơ sở tham khảo, vận dụng trong dạy học và ôn tập.
Cùng với đó, Bộ GD&ĐT đang tích cực triển khai xây dựng bộ đề thi thử nghiệm theo 5 bài thi.
Bộ đề thi theo bài thi này sẽ công bố rộng rãi ngay sau khi học sinh lớp 12 hoàn thành chương trình năm học 2016-2017 (dự kiến giữa tháng 5/2017), giúp các cơ sở giáo dục và thí sinh tập dượt, làm quen với định dạng đề thi và phương thức thi theo bài để tiếp tục ôn luyện, chuẩn bị tốt cả về kiến thức, tâm thế và kỹ năng để tham gia kỳ thi đạt kết quả cao.
Nguồn: baochinhphu.vn