Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực thực hiện công tác phổ cập giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên trung học cơ sở năm 2024
Lượt xem:
Từ ngày 13-14/12, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực thực hiện công tác phổ cập giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, năm 2024.
Tham dự khai mạc Hội nghị, tập huấn có Tiến sĩ Đỗ Tường Hiệp – Phó Giám đốc Sở GDĐT; ThS Dương Thị Oanh – Ban nghiên cứu GDTX, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (báo cáo viên lớp tập huấn); lãnh đạo, chuyên phòng GDTrH-GDTX Sở GDĐT; các lãnh đạo phòng, chuyên viên và giáo viên làm công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ của 15 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Tiến sĩ Đỗ Tường Hiệp – Phó Giám đốc Sở GDĐT
Phát biểu khai mạc Hội nghị, tập huấn, TS. Đỗ Tường Hiệp – Phó Giám đốc Sở GDĐT nhấn mạnh: Trong thời đại ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của giáo dục vì nó là chìa khóa cho sự phát triển và thành công của đất nước. Sự phát triển của một quốc gia luôn gắn bó mật thiết với sự phát triển của giáo dục và đào tạo trong đó có công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (GDPC-XMC). Công tác PCGD-XMC là nhiệm vụ, là sứ mệnh lớn của quốc gia dân tộc. Đối với Đắk Lắk, một tỉnh có diện tích rộng, đa dân tộc (49/54 dân tộc) nên công tác PCGD-XMC càng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển giáo dục của tỉnh nhà. Để công tác PCGD-XMC đạt hiệu quả cao thì cần làm tốt công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng, các tổ chức chính trị, xã hội, cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung, phương pháp, kỹ năng tuyên truyền huy động người lớn đi học PCGD THCS và XMC…
ThS Dương Thị Oanh – Ban nghiên cứu GDTX, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam báo cáo tại hội nghị
Tại Hội nghị, tập huấn lần này các cán bộ, giáo viên phụ trách công tác PCGD – XMC đã được phổ biến các nội dung, kiến thức như hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (phiếu điều tra, sổ theo dõi, danh sách trẻ em), hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với xã, phường, huyện, thị xã, thành phố…; công việc chính của giáo viên, nhân viên phụ trách phổ cập, xóa mù chữ các trường học; các thầy cô được hướng dẫn cụ thể về cách nhập dữ liệu, tránh sai sót trong quá trình điền thông tin, quy trình và kỹ năng cần thiết, giúp tăng năng suất và tiết kiệm thời gian trong việc nhập dữ liệu, giảm thiểu lỗi cần phải chỉnh sửa sau này. Tất cả các đơn vị đều thực hiện theo một chuẩn chung, từ đó giúp việc quản lý và phân tích dữ liệu dễ dàng hơn, đảm bảo tính nhất quán trong dữ liệu thu thập…
Thông qua tập huấn lần này các cán bộ phụ trách công tác PCGD, XMC và các trường học nắm vững các quy định của Chính phủ về công tác PCGD, XMC để làm tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần duy trì, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác PCGD, XMC đã đạt được, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà./.
Hoàng Sâm