Làm thế nào để vượt qua áp lực công việc?
Lượt xem:
Áp lực công việc thường xuyên xảy ra khi sinh viên hoặc người lao động nhận khối lượng công việc quá tải. Không tìm thấy niềm vui khi làm việc. Không cân đối được việc học hành và đi làm. Thời gian dành cho bản thân, gia đình, bạn bè quá hạn hẹp. Áp lực công việc khiến cho con người dễ lâm vào trạng thái “khủng hoảng”, stress. Gây tổn hại lớn đến sức khỏe lẫn tâm lý. Có khá nhiều dễ gây ra áp lực công việc như kinh doanh, designer, việc làm ngân hàng Cần Thơ … Vậy làm thế nào để giảm bớt áp lực và vượt qua áp lực công việc?
Những biểu hiện cho thấy một người đang gặp áp lực công việc
Luôn tỏ ra căng thẳng khi học tập và làm việc. Đây là biểu hiện dễ thấy và xảy ra nhiều nhất khi đang bị áp lực công việc. Nhất là các bạn sinh viên vừa mới nhận một công việc làm thêm. Hoặc người lao động vừa mới nhận việc. Khi mới vào làm, họ sẽ xử lý công việc rất chậm, chưa thể hòa nhập kịp với các đồng nghiệp mới. Nên khối lượng công việc dễ dàng đè nén lên họ. Ngoài ra họ còn chưa biết cách cư xử, báo cáo tình hình công việc với cấp trên. Chưa kể những vấn đề bên ngoài khác như bạn bè, người thân, học hành, thi cử,… Khiến họ luôn cảm thấy căng thẳng, cáu kỉnh.
Luôn lo lắng về cảm nhận của mọi người về mình. Đây là mối lo thường gặp ở những người mới đi làm. Họ chưa có nhiều kinh nghiệm. Luôn có suy nghĩ rằng “mọi người có thích mình không”. Do đó, họ luôn làm mọi thứ một cách rụt rè và khép nép. Những người có kinh nghiệm đi làm lâu năm sẽ luôn biết rằng, sự có mặt của họ tại công ty để hoàn thành mục tiêu đề ra. Chứ không phải làm vừa lòng đồng nghiệp.
Quá coi trọng kinh nghiệm của bản thân. Những bạn trẻ mới đi làm luôn nghĩ mình còn non, thiếu kinh nghiệm. Họ nghĩ bản thân mình còn quá thấp bé so với các đồng nghiệp sừng sững lâu năm. Nên họ khó lòng hòa nhập với mọi người xung quanh. Luôn tỏ ra tự ti về kinh nghiệm bản thân.
Làm thế nào để vượt qua áp lực công việc?
Tạo lập một kế hoạch làm việc bài bản và khoa học
Đây là cách làm được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Nó sẽ giúp bạn làm việc một cách khoa học hơn. Hãy cân đối thời gian giữa việc làm, việc học và giải trí của bản thân. Vạch ra những công việc từ đơn giản đến phức tạp. Gán cho nó một khối lượng thời gian cần phải hoàn thành. Cách này sẽ giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn. Có nhiều thời gian trống để dành cho bản thân, gia đình và bạn bè.
Tìm nguồn cảm hứng và thư giãn
Bộ não và con người chúng ta cần thư giãn sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng. Hãy tham gia các hoạt động thể thao, tán gẫu với bạn bè, nghe những bài nhạc sôi động lúc rãnh rỗi. Lấy lại tinh thần sảng khoái, tăng sự hứng thú để làm việc.
Học cách từ chối
Rất nhiều người thật thà cho bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu. Hãy nhớ chỉ có mình bạn mới biết bản thân bạn như thế nào. Nếu bạn không thể ôm nhiều việc hơn được nữa. Hãy thẳng thắn từ chối nó. Kỹ năng từ chối cũng là một trong những kỹ năng mềm quan trọng với mỗi người.
Đừng ngại chia sẻ
Khi gặp khó khăn nào đó trong công việc, trong học tập hay trong cuộc sống. Đừng ngần ngại chia sẻ nó với đồng nghiệp, bạn bè hay người thân. Họ sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn ấy. Đôi khi chỉ với một gợi ý nhỏ, một câu động viên cũng giúp bạn có động lực giải quyết.
Không ngừng trau dồi kinh nghiệm – Cách giải quyết áp lực công việc “tận gốc”
Kỹ năng giải quyết, xử lý công việc kém là nguyên nhân hàng đầu gây áp lực công việc. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn phải không ngừng trau dồi kỹ năng làm việc, học hỏi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp hoặc các khóa học bổ sung.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ của vieclamcantho giúp bạn giảm bớt áp lực và tự tin hơn trong công việc.