Phòng Giáo dục Trung học – Giáo dục Thường xuyên
Lượt xem:
Điện thoại: 0262.3856.341
1 | Bà: Lê Thị ThảoChức vụ:Trưởng phòng
Email: thaolt@gddt.daklak.gov.vn |
|
2 | Bà: Krông Ái Hương Lan
Chức vụ: Phó Trưởng phòng Email: krongaihuonglan@gddt.daklak.gov.vn |
|
3 | Ông: Phạm Trịnh
Chức vụ: Phó Trưởng phòng Email: trinhp@gddt.daklak.gov.vn |
|
4 | Ông: Chu Văn Phái
Chức vụ: Chuyên viên Email: phaicv@gddt.daklak.gov.vn |
|
5 | Trung tá Dương Quang Bình
Chức vụ: Sĩ quan biệt phái Email: binhdq@gddt.daklak.gov.vn |
|
6 | Ông: Tô Minh Hùng
Chức vụ: Chuyên viên Email: hungtm@gddt.daklak.gov.vn |
|
7 | Ông: Phan Văn Xuân
Chức vụ: Chuyên viên Email: xuanpv@gddt.daklak.gov.vn |
|
8 | Bà: Ngô Thị Huyền
Chức vụ: Chuyên viên Email: huyennt@gddt.daklak.gov.vn |
|
9 | Ông: Trương Xuân Ninh
Chức vụ: Chuyên viên Email: ninhtx@gddt.daklak.gov.vn |
(Quyết định số 153/QĐ-SGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2022 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk)
Điều 15. Chức năng
Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn về công tác giáo dục trung học, bao gồm THCS và THPT; giáo dục dân tộc; giáo dục thể chất, y tế trường học; giáo dục quốc phòng và an ninh; giáo dục thường xuyên, chuyên nghiệp; phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Giáo dục Trung học
1.1. Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra các cơ sở giáo dục trung học, các phòng giáo dục và đào tạo về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, quy chế chuyên môn. Chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục trung học.
1.2. Tham mưu quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trung học trực thuộc Sở theo quy định của Bộ. Quản lý các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp THPT (công lập và tư thục) theo quy định.
1.3. Chủ trì tổ chức công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THCS, THPT theo quy định. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi và các hội thi khác đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của cấp THCS, THPT. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi THPT.
1.4. Phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường THCS, trường THPT đạt chuẩn quốc gia; công tác thư viện, phong trào tự làm đồ dùng dạy học, việc bảo quản sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học ở trường THCS, trường THPT.
1.5. Chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hướng nghiệp, tổ chức thi và cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông. Hướng dẫn công tác chuyển trường cho học sinh phổ thông; thực hiện công việc chuyển trường cho học sinh THPT.
1.6. Chủ trì việc quản lý, chỉ đạo và kiểm tra công tác tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10; cấp giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT.
1.7. Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cơ sở giáo dục trung học.
1.8. Thường trực giúp Giám đốc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.
1.9. Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ
a) Xét tốt nghiệp cho học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS theo quy định của Bộ;
b) Kiểm tra thực hiện chính sách đối với người học, các điều kiện đảm bảo của các cơ sở giáo dục; công tác tuyển sinh, thi, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục; thanh tra; phổ cập giáo dục THCS ở địa phương;
c) Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục trung học. Thẩm định đề án thành lập, giải thể các trường THPT hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp học THPT;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật;
đ) Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp ở các Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên.
1.10. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục trung học của địa phương với UBND tỉnh và Bộ. Theo dõi, cập nhật kết quả trên cơ sở dữ liệu Ngành được phân công. Tham gia hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành các chương trình, đề án, dự án về giáo dục trung học.
2. Giáo dục dân tộc
Đầu mối trong việc triển khai công tác giáo dục học sinh dân tộc, gồm các nhiệm vụ:
2.1. Phối hợp với phòng Kế hoạch-Tài chính triển khai thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn
a) Chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý là người dân tộc thiểu số và nhà giáo, cán bộ quản lý công tác ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn;
b) Chính sách đối với người học, bao gồm các đối tượng là người dân tộc thiểu số (trẻ em, học sinh, học viên, sinh viên) và chính sách cử tuyển.
2.2. Tổ chức kiểm tra đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn
a) Triển khai dạy học tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số trong trường trung học và dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; dạy học ngoại ngữ; giáo dục văn hóa dân tộc trong các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn;
b) Phối hợp phòng Giáo dục Tiểu học – Giáo dục Mầm non trong chỉ đạo dạy học tiếng Việt cho trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số; dạy học tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học;
c) Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ – Chính trị, tư tưởng để tham mưu về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý công tác ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn;
d) Phối hợp với phòng Kế hoạch-Tài chính tham mưu về cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
2.3. Chỉ đạo tổ chức, hoạt động nhà trường
a) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, bộ phận nội trú ở các trường THPT;
b) Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục của hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú;
c) Tham mưu chỉ đạo, tổ chức và tham gia Hội thi văn hóa, thể thao của học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.
2.4. Theo dõi các hoạt động của Ban Nghiên cứu giáo dục học sinh dân tộc.
2.5. Thực hiện thống kê, thông tin, báo về công tác giáo dục học sinh dân tộc của địa phương với UBND tỉnh và Bộ; tham gia hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành các chương trình, đề án, dự án về giáo dục học sinh dân tộc.
3. Giáo dục thể chất, y tế trường học
3.1. Chủ trì tham mưu công tác giáo dục thể chất, bao gồm:
a) Triển khai chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục thể chất; hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhà giáo làm công tác giáo dục thể chất đối với giáo dục trung học;
b) Thường trực tham mưu chỉ đạo, tổng hợp (từ các phòng, ban thuộc Sở) hoạt động chuyên môn chính khóa, ngoại khoá về giáo dục thể chất trong toàn Ngành;
c) Tham mưu tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp và các nội dung có liên quan đến Hội khỏe Phù Đổng;
d) Tham mưu tổ chức và tham gia Hội thao học sinh khuyết tật;
đ) Tổ chức kiểm tra, đánh giá về công tác giáo dục thể chất trong trường học.
3.2. Chủ trì triển khai công tác thể thao trường học, bao gồm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá phong trào luyện tập thể dục thể thao của các cơ sở giáo dục, đào tạo; các câu lạc bộ thể dục thể thao HSSV;
b) Hướng dẫn, tổ chức, tham gia các hoạt động thi đấu thể thao cho HSSV.
3.3. Chủ trì triển khai công tác Y tế trường học, bao gồm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra công tác y tế trường học, sức khỏe học đường; các nguồn thu, chi Bảo hiểm Y tế; vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh nước sạch môi trường; giáo dục dân số;
b) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục thực hiện công tác vệ sinh, an toàn trường học; bảo vệ chăm sóc trẻ em trong nhà trường; giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho HSSV;
c) Hướng dẫn bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ y tế trường học.
3.4. Thực hiện thống kê, thông tin, báo về công tác giáo dục thể chất, thể thao, y tế trường học của địa phương với UBND tỉnh và Bộ. Tham gia hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành các chương trình, đề án, dự án về giáo dục thể chất, thể thao, y tế trường học.
4. Giáo dục quốc phòng và an ninh
4.1. Chủ trì triển khai Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho HSSV, bao gồm:
a) Chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa giáo dục quốc phòng và an ninh đối với các trường THPT, Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Triển khai chương trình lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường tiểu học và trường THCS;
b) Hướng dẫn triển khai đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và an ninh;
c) Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy, sử dụng thiết bị dạy học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.
4.2. Công tác an ninh, bồi dưỡng giáo viên.
a) Xây dựng kế hoạch và đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống khủng bố; an ninh, trật tự an toàn của Sở và các cơ sở giáo dục đào tạo toàn Ngành;
b) Triển khai những nội dung mới về sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về an ninh;
c) Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
4.3. Công tác quân sự, quốc phòng ở Sở và các đơn vị trực thuộc.
a) Phối hợp với Văn phòng Sở tổ chức các hoạt động sẵn sàng chiến đấu của lực lượng tự vệ Sở; tham gia diễn tập phòng thủ khu vực;
b) Kiểm tra việc thực hiện công tác quốc phòng, an ninh ở các đơn vị trực thuộc Sở.
4.4. Thực hiện thống kê, thông tin, báo về công tác quốc phòng, an ninh trật tự của cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc; tham gia hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành các chương trình, đề án, dự án về quốc phòng, an ninh.
5. Giáo dục Thường xuyên
5.1. Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, quy chế chuyên môn của Giáo dục thường xuyên (GDTX); công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS, xây dựng xã hội học tập ở địa phương và các hoạt động giáo dục khác theo hướng dẫn của Bộ.
5.2. Chủ trì chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch hoạt động về GDTX theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn; tham mưu quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc Sở theo quy định của Bộ.
5.3. Quản lý nhà nước về GDTX đối với trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên; quản lý Trung tâm GDTX tỉnh, các trung tâm ngoại ngữ, tin học; quản lý việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo đúng quy định.
5.4. Chủ trì chỉ đạo các trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên và Trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm học tập cộng đồng về việc xây dựng xã hội học tập, mở rộng các hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người; công tác thư viện, phong trào tự làm đồ dùng dạy học, việc bảo quản sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học ở các cơ sở GDTX.
5.5. Chủ trì quản lý, chỉ đạo và kiểm tra công tác tuyển sinh; thi giáo viên dạy giỏi và các hội thi khác liên quan đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc Trung tâm GDTX tỉnh, các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên; công tác bồi dưỡng thường xuyên, hội thảo, tập huấn, giao ban, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngành GDTX.
5.6. Phối hợp việc quy hoạch, kế hoạch phát triển GDTX, hướng nghiệp; việc thực hiện chính sách đối với người học, các điều kiện đảm bảo của các cơ sở giáo dục; công tác kiểm định chất lượng giáo dục, kiểm tra các cơ sở giáo dục thường xuyên; công tác xét tốt nghiệp cho học sinh đã hoàn thành chương trình GDTX cấp THCS theo quy định của Bộ. Phối hợp đánh giá chuẩn Giám đốc, Phó Giám đốc, giáo viên Trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên.
5.7. Phối hợp thẩm định đề án thành lập, giải thể các trung tâm ngoại ngữ, tin học.
5.8. Phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh và Hội Cựu giáo chức tỉnh để triển khai các hoạt động theo quy định.
5.9. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động GDTX của địa phương với UBND tỉnh và Bộ. Theo dõi, cập nhật kết quả trên cơ sở dữ liệu Ngành được phân công. Tham gia các hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành các chương trình, Đề án, dự án về GDTX.
6. Giáo dục Chuyên nghiệp
6.1. Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động, giảng dạy, học tập của Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk.
6.2. Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động liên kết đào tạo trình độ Đại học; liên kết đào tạo trình độ Cao đẳng (khối ngành đào tạo giáo viên) tại các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở.
6.3. Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý nhà nước các tổ chức hoạt động dịch vụ tư vấn du học theo quy định của pháp luật; thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật và của UBND tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư về giáo dục đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Sở Ngoại vụ thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình, dự án và các dịch vụ nước ngoài về giáo dục.
6.4. Chủ trì công tác bồi dưỡng thường xuyên, hội thảo, tập huấn, giao ban, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; chỉ đạo công tác thư viện, phong trào tự làm đồ dùng dạy học, việc bảo quản sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học của Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu khoa học và tư vấn nghề nghiệp cho HSSV.
6.5. Phối hợp trong việc quy hoạch, kế hoạch phát triển Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk; việc thực hiện chính sách đối với người học, các điều kiện đảm bảo của các cơ sở giáo dục; thi, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ, kiểm tra và đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk.
6.6. Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp thực hiện công tác tuyển sinh; hỗ trợ và tạo điều kiện để tổ chức cho sinh viên, học sinh thực tập sư phạm tại địa phương; phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện công tác tuyển sinh theo chế độ cử tuyển.
6.7. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục chuyên nghiệp của Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk.
7. Phối hợp chỉ đạo, triển khai công tác chính trị, tư tưởng và công tác HSSV.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao